Skip to main content

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Khái quát chung về thị trấn Đồng Mỏ.

Thị trấn Đồng Mỏ là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, của huyện Chi Lăng, nơi có các cơ quan quan trọng của cấp trên đóng trên địa bàn, là nơi có các đầu mối giao thông, đường sắt, đường bộ đi qua địa bàn ( tuyến đường sắt Hà - Lạng và quốc lộ 1A; quốc lộ 279, đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn...) do vậy rất thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa… giữa địa phương với các vùng, miền lân cận.

Thị trấn Đồng Mỏ đã trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, qua các cuộc kháng chiến đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thị trấn đã có nhiều thay đổi và ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao. Hệ thống đường giao thông, cơ sở hạ tầng được nâng cấp, xây mới đảm bảo phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất, đi lại và sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân trong thị trấn. Y tế, giáo dục được quan tâm và phát triển. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn được giữ vững và ổn định. Hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, đảm bảo vai trò quản lý và chỉ đạo mọi hoạt động trên địa bàn. Công tác xây dựng Đảng, Chính quyền và các đoàn thể quần chúng đạt được nhiều kết quả.

Những thành tựu mà cán bộ và nhân dân các dân tộc thị trấn Đồng Mỏ giành được trong thời gian qua, cùng với những kinh nghiệm được rút ra chính là điểm tựa để Đảng bộ và nhân dân thị trấn vững bước đi lên trên con đường đổi mới và hội nhập.

* Về vị trí địa lý:

- Phía Đông giáp xã Quan Sơn

- Phía Tây giáp các xã Chi LăngHòa BìnhY Tịch

- Phía Nam giáp huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

- Phía Bắc giáp xã Mai Sao và xã Thượng Cường.

* Về điều kiện tự nhiên:

Tổng diện tích đất đai tự nhiên trên địa bàn thị trấn là: 35,64 km2; Tổng số hộ là: 3.564 hộ với  14.680 nhân khẩu; có 4 dân tộc chính Tày, Nùng, Kinh, Hoa, cư trú sinh sống trên 15 khu phố, thôn (Trong đó Kinh chiếm 30,8%; Nùng chiếm 32%; Tày chiếm 35,6%; Hoa và các dân tộc khác chiếm 1,6%.) chung sống đoàn kết, hòa thuận trong nhiều năm qua.

* Về kinh tế:

Đời sống kinh tế của nhân dân thị trấn phần lớn chủ yếu bằng nghề kinh doanh dịch vụ và buôn bán chiếm 46,7%; sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm 43,2%, còn lại là cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, lao động tự do…   

Năm 2021: Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo hiện nay trên địa bàn có 199 hộ chiếm 5,7%.  Có 01 thôn đặc biệt khó khăn, cách trung tâm thị trấn 2,3km, các hộ dân trong thôn có 98% là sản xuất nông nghiệp, số hộ nghèo trong thôn là 38 hộ, chiếm 81,6% số hộ dân trong thôn.

                Thị trấn Đồng Mỏ những năm 2019 trở về trước có 01 thốn và 7 khu phố có Tổng diện tích đất tự nhiên là 475,56ha. Tổng dân số là 6.690 nhân khẩu; tổng số hộ là 1.626 hộ gia đình, có 4 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Hoa, trong đó dân tộc Kinh chiếm 30%, dân tộc Tày chiếm 35%, dân tộc Nùng chiếm 30%, còn lại dân tộc Hoa, Ê đê, Sán chỉ chiếm 5%.  Thực hiện chủ trương sáp nhập năm 2020 đã sáp nhập Quang Lang vào thị trấn Đồng Mỏ ( Ngày 21/11 /2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 818/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lạng Sơn (Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Quang Lang vào thị trấn Đồng Mỏ). Và sau sáp nhập tổng diện tích đất đai tự nhiên trên địa bàn thị trấn là: 35,64 km2; Tổng số hộ là: 3.564 hộ với 14.680 nhân khẩu; có 4 dân tộc chính Tày, Nùng, Kinh, Hoa (trong đó: Kinh chiếm 30,8%; Nùng chiếm 32%; Tày chiếm 35,6%; Hoa và các dân tộc khác chiếm 1,6%.), cư trú sinh sống trên 20 thôn, khu phố. Cũng trong năm 2020 thị trấn tiếp tục thực hiện sáp nhập thôn Mỏ Đá, thôn Làng Cóc thành khu Đoàn Kết, sáp nhập thôn Làng Đăng, thôn Khun Áng thành khu Tiền Phong, sáp nhập thôn Núi Đá, Chằm Pháng, Pha Đeng thành khu Hợp Tiến. Do vậy, hiện nay thị trấn Đồng Mỏ giảm còn 05 thôn và 10 khu phố (Nghị quyết số 48/NQ-HĐND ngày 14 /12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc sáp nhập, giải thể, đổi tên thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn).

             Thị trấn Đồng Mỏ có truyền thống văn hóa lâu đời, do nhiều dân tộc cùng nhau sinh sống nên nhân dân nơi đây có đời sống tinh thần rất phong phú, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa, phong tục tập quán riêng nhưng vẫn có đặc điểm chung của cộng đồng các dân tộc miền núi và có tinh thần xây dựng quê hương ngày phát triển và văn minh hơn.

          * Về văn hóa tín ngưỡng: Thị trấn Đồng Mỏ có 07 lễ hội được diễn ra trong năm vào các ngày âm lịch trong năm như: Lễ hội Đình Làng Mỏ (07/Giêng ÂL), Lễ hội Đền Chầu Bát (08/Giêng ÂL), Lễ hội mùng 10 tháng Giêng (10/Giêng ÂL), Hội làng Than Muội (18/Giêng ÂL), Lễ Hội Đình - Chùa Làng Trung (15/3ÂL), Lễ hội Đình Làng Coóc (01/4 ÂL) và Chợ hội Hát Sli (10/8 ÂL).

          * Về Văn hóa văn nghệ:

          Thành lập 01 Câu lạc bộ Hát Sli - Lượn (thôn Làng Thành) và các thôn, khu phố đều có đội văn nghệ, thường xuyên tổ chức giao lưu văn nghệ trong các ngày kỷ niệm lễ tết, sự kiện trọng đại của đất nước, của địa phương và giao lưu với các thôn, khu phố trên địa bàn thị trấn, các xã bạn trong và ngoài tỉnh.

          * Về Văn hóa thể thao:

          - Thể thao Bóng đá có 04 câu lạc bộ. Trên địa bàn thị trấn có 3 sân vận động bóng đá tại Khu Đoàn kết, khu Tiền Phong (Sân cỏ nhân tạo), thôn Than Muội.

          - Dưỡng sinh: 01 Câu lạc bộ Người cao tuổi.

          - Câu lạc bộ Khiêu vũ Vạn Hoa, Dân vũ, Zumba, Yoga, Gymme, Shffle Dance…

          - Câu lạc bộ Bóng chuyền hơi nam, nữ tại các thôn, khu phố.

          - Câu lạc bộ bóng bàn, CLB Cờ Tướng, CLB Cờ vua.

          - Câu lạc bộ Chim chọi, Gà chọi.

           Lĩnh vực văn hóa lành mạnh đã góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm giảm các tệ nạn xã hội… tạo lối sống lành mạnh tại các khu dân cử trên địa bàn thị trấn.

About